Bloomberg: Indonesia cần học tập kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đã có những quyết đinh chính xác khi giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, ngũ cốc và kim loại để thúc đẩy các mặt hàng như thiết bị điện tử, điện thoại, may mặc và giày dép, nhờ đó gia tăng doanh số của ngành sản xuất.

Theo hãng tin Bloomberg, Việt Nam và Philippin đã đi đúng hướng khi đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu thay vì tập trung vào xuất khẩu hàng hóa kim loại, ngũ cốc, năng lượng, qua đó tránh được những tác động tiêu cực từ giá hàng hóa suy giảm.
Trái ngược lại, Indonesia và Malaysia lại chịu ảnh hưởng xấu từ giá hàng hóa giảm và đang có triển vọng không khả quan cho năm 2016 tới đây.

Cách đây 20 năm, xuất khẩu nguyên liệu thô, năng lượng, ngũ cốc và kim loại chiếm khoảng 50% tỷ trọng xuất khẩu của cả 2 nước Indonesia và Việt Nam. Đến năm 2014, Việt Nam đã cắt giảm tỷ lệ này xuống 30%, nhưng Indonesia lại nâng lên 60%. Trong khi đó, Philippin là một nước nhập khẩu ròng hàng hóa nguyên liệu thô và năng lượng nên tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của quốc gia này chỉ vào khoảng 20%.

Nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến khi giảm xuất khẩu các hàng hóa nguyên liệu thô, ngũ cốc và kim loại để thúc đẩy các mặt hàng như thiết bị điện tử, điện thoại, may mặc và giày dép, nhờ đó gia tăng doanh số của ngành sản xuất.

Quyết định này của chính phủ Việt Nam đã được chứng minh là đúng đắn khi kinh tế Trung Quốc tăng chậm lại làm suy giảm nhu cầu và giá các loại hàng hóa như dầu thô, đồng hay than.

Theo ngân hàng HSBC, ảnh hưởng của hiện tượng El Nino khiến thời tiết ấm lên vào mùa đông tại Bắc Mỹ cũng là một phần nguyên nhân khiến nhu cầu và giá khí đốt cũng như dầu thô suy giảm. Điều này đã tạo nên áp lực cực lớn đối với những quốc gia xuất khẩu ròng hàng hóa nguyên vật liệu, ngũ cốc, kim loại như Malaysia và Indonesia.

Ngân hàng HSBC cảnh báo đà suy giảm của giá hàng hóa nguyên nhiên liệu sẽ còn tiếp tục sang năm 2016. Theo đó, nền kinh tế Philippin sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi là nước nhập khẩu ròng hàng hóa nguyên nhiên liệu, còn Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng tốt như hiện nay. Trong khi đó, Indonesia sẽ là quốc gia chịu rủi ro nhiều nhất khi nền kinh tế và thị trường tiêu dùng tại đây vẫn chưa hấp thụ hoàn toàn tác động từ giá hàng hóa giảm.

Có cùng quan điểm, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam và Philippin sẽ vượt 6% trong các năm tiếp theo, mức tăng mạnh nhất tại Đông Nam Á. Nền kinh tế Indonesia được dự đoán chỉ tăng 5,4% trong năm 2016, còn của Malaysia là 4,9%.

Trí Lê (Theo NĐH)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề