Bệnh hoạn nguy hiểm: Mấy ý kiến tổng kết cuộc bầu cử cho Putin ở Nga

Cuộc bầu cữ tổng thống ở Nga là tâm điểm của báo chí truyền thông mấy ngày qua. Bất cứ ai quan tâm đến chuyện này đều đặt câu hỏi: Tại sao ông Putin lại dành được số phiếu cao như vậy so với các ứng viên khác. Tại sao ông Putin lại có thể làm tổng thống đến 4 khoá và bao giờ thì ông mới có điểm dừng. Và quan trọng nhất là, không công bố chương trình hành động, ông Putin sẽ đưa đất nước đi đâu và ông sẽ làm gì với Ukraina chúng ta?
Trong bài viết trên liga.net này Vitaliy Portnikov sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Nước Nga đã hoàn tất việc quay về Liên xô. Sự sụp đổ của thể chế này sẽ là cả một quá trình lâu dài, đau đớn và khó dự đoán trước.
Câu chuyện về việc gia hạn quyền hạn tổng thống của Vladimir Putin vậy là đã kết thúc. Kết thúc với số cữ tri đi bầu cần phải có, kết thúc với tỉ lệ phiếu bầu cần phải có. Thực ra mà nói, với thể chế hiện hành ở đất nước này thì không thể có chuyện khác được. Nếu có cạnh tranh ở đâu đó thì chỉ có thể là ở ngay trong nội bộ điện Kremli. Cạnh tranh vì vấn đề, ai là kẻ kiểm soát
được nguồn lực dành cho “cuộc bầu cữ” này. Mọi thứ khác – phu, phu, phu!!!
Chúng ta khi phải va chạm đến tình hình chính trị Nga thì thường bị nhầm lẫn nguyên nhân và hậu quả. Ví như việc xuất hiện các ứng cữ viên “chân gỗ”- dạng Sobchak hay Grudinin – không phục vụ cho mục đích làm tăng số cữ tri đi bầu, mà là để giải thích vào tai mọi người là tại sao con số cữ tri đi bầu (đã được thống nhất trước với lãnh đạo Kremli) lại cao vậy. Bởi vì bất cứ ứng viên của ĐCS nào cũng sẽ nhận được từng ấy phiếu của Grudinin (ứng viên của ĐCS – CV), thế còn vài phần trăm phiếu bỏ cho Sobchak hay Jablinskiy tất nhiên là không thể làm tăng số cữ tri đi bầu được. Nếu Navalny (chính trị gia đối lập bị mất quyền ứng cữ – CV) có tên trong phiếu bầu cũng không làm tăng số người đi bầu được – bởi không thể làm tăng con số đã được ấn định từ trước. Bù lại, việc loại bỏ Navalny lần nữa khẳng định luật chơi và cho phép phân chia phe đối lập (nói đúng hơn là phe đối lập giả tạo) của nước Nga thành hai diện: đối lập thuộc diện của hệ thống và đối lập không thuộc diện của hệ thống. Các phe này chỉ được phép nghịch ngợm trong bể cát của mình, không được phép lấn sân nhau, không được phép quấy nhiễu sa hoàng trị nước. Thực tiễn là như thế. Và cái thực tiễn này đòi hỏi kẻ chiến thắng mỗi một điều – đảm bảo cái sự ổn định kiểu Nga rất nổi tiếng. Cái sự ổn định này chính là nguyên nhân để cử tri ủng hộ ông ta.
Câu hỏi ở đây là: cái sự ổn định Nga là gì? Vì rằng, ở nước Nga “sự ổn định”- hay là sự không thay đổi thể chế – hầu như lúc nào cũng tồn tại, ngoại trừ một số giai đoạn ngắn khi có chiến tranh hoặc khủng hoảng. Chỉ có người cầm quyền ở thời gian sau tuyên bố thời gian trước là giai đoạn không ổn định. Nào Brezgnev tuyên bố thời đại Khrusev là thời đại không ổn định. Nhưng chính Leonid Ilich và các UV BCT -những người đã từng hạ bệ Khrusev, một lãnh tụ tính khí thất thường này, lại là sản phẩm của giai đoạn lịch sử ấy. Khi Putin cầm quyền thì “những năm 90 loạn lạc” được tuyên bố là thời đại không ổn định. Và chính tổng thống mới cùng các nhà lãnh đạo khác của nước Nga cũng xuất thần từ những năm 90 loạn lạc này. Không loại trừ khả năng là người kế nhiệm Putin sẽ tuyên bố giai đoạn lịch sữ hiện nay là giai đoạn không ổn định và hỗn loạn.
Hiện tại thì người Nga tin tưởng rằng cái sự ổn định ấy – đang có. Hơn nữa, sự ổn định này không liên quan đến tình cảnh đất nước, không liên quan đến tình cảnh của cá nhân họ, không liên quan đến hành vi của chính quyền, mà liên quan đến chính Putin. Khi ông tuyên bố ổn định – là ổn định sẽ có.

“SỰ DIỆT VONG CỦA NỀN ĐỘC TÀI ĐÓ LÀ CẢ MỘT QUÁ TRÌNH DÀI LÂU, ĐAU ĐỚN VÀ KHÓ LƯỜNG TRƯỚC ĐƯỢC. CHÚNG TA BUỘC PHẢI HỌC CÁCH SỐNG CHUNG CẠNH VỚI KẺ BỆNH HOẠN NGUY HIỂM NÀY”

Cái tinh thần sẳn sàng chấp nhận mọi hành vi của chính quyền – đó là cái tinh thần ở thế bắt buộc, bởi XH Nga bị tách rời khỏi bất kì cuộc tranh luận và cạnh tranh trên thực tế nào – tạo nên cho vị tổng thống mới cũ này một khoảng không rộng rãi để xoay xở. Thậm chí, nếu như ta đồng ý với ý kiến rằng Putin bị ràng buộc bởi quyền lợi băng nhóm và các thỏa thuận, điều đó không gây khó khăn cho ông ta trong bất cứ cú chuyển hướng con tầu đất nước nào: từ bảo thủ đến cải cách, từ đối đầu với phương Tây đến thỏa hiệp, từ chiến tranh đến hoà bình. Còn mỗi việc là phải biết được, Putin và giới thân cận ông ta muốn gì? Ở đây buộc phải thừa nhận: điều đó hôm nay không ai biết được. Có thể là cả Putin nữa.
Tất nhiên là ta có thể cho rằng, theo logic thì tt Nga có lợi hơn nếu chuyển hướng chính sách hiếu chiến cứng rắn của mình, rút khỏi Donbas, đàm phán để bỏ lệnh cấm vận, tìm kiếm khả năng thỏa hiệp với phương Tây – hơn nữa là khả năng này hoàn toàn có thể thực hiện được khi mà Trump, người đứng đầu Nhà Trắng là vị tổng thống chưa có nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng gặp một anh chàng Kim Jong Un nào đó vì một cái ” thỏa thuận” nào đó, chứ không phải là một Putin cứng rắn và lõi đời. Nhưng đó là logic của chúng ta. Logic của Putin có thể hoàn toàn khác – tổng thống Nga có thể cho rằng, chính sách hiếu chiến cứng rắn của ông giúp ông thậm chí thoát khỏi bóng ma của cạnh tranh nội bộ và sự yếu kém của thể chế do ông tạo ra trên chính trường đối nội, còn trên chính trường đối ngoại – biến nước Nga thành một đối trọng nào đó đối với phương Tây, thậm chí trong tình trạng không cân sức toàn phần: cả về tiềm năng kinh tế lẫn quân sự và khoa học. Thế còn bất cứ mọi thỏa hiệp nào ngay lập tức chỉ làm sống dậy lực lượng đối lập – ở đây không còn là đối lập tạo cảnh nữa mà là đối lập thực sự, và sẽ biến nước Nga thành một bậc đàn em thân thiện của Mĩ và Trung quốc. Thế nhưng hình tượng Putin hiện nay không phải là hình tượng đàn em thân thiện mà là hình tượng chiến sĩ chống lại kẻ bá quyền thế giới – HCQ Hoa kì. Đối với thể chế của ông ta thỏa hiệp với đế quốc siêu cường – không có giá trị nào hết.
Cho nên câu chuyện chuyển hướng con tầu, khả năng là sẽ không thành hiện thực. Chính sách của Putin có thể được dự báo như là một sự sẵn sàng lấn dần và lấn dần những vạch đỏ mới ở mọi chỗ, nơi nào mà người ta không dám chặn bàn tay thủ ác của tt Nga, và như là những phản ứng gay gắt trước các
hành động thách thức từ phía Phương Tây. Ví dụ điển hình nhất của chính sách kiểu này là việc cưỡng chiếm Krymea. Trong vụ này có đủ cả: sự sẵn sàng lấn vạch đỏ, vi phạm những điều căn bản nhất của luật pháp quốc tế; phản ứng trả đũa cho hành động “ra đi” của Ukraina-một chủ thể mà ngay từ thời Janukovich đã được coi như là sân sau của Nga.
Chính sách của Putin sẽ đúng như vậy đối đối với phía Ukraina trong thời gian tới với việc tiếp tục các thủ đoạn gây rối làm mất ổn định tình hình quốc gia láng giềng với mục đích tạo cơ hội phục thù và thâu tóm sau này. Không thể có chuyện rút lui khỏi vũ đài chính trị sau nhiệm kì tổng thống này, cũng không có sự kế thừa nào mà Putin nghĩ đến cả. Có chăng thì kết thúc nhiệm kì này ông ta lại chuyển giao quyền lực cho người tin tưởng, đã qua thử thách – rất có thể là Dmitry Medvedev, để sáu năm sau Putin lại quay về với ngai vàng (nếu sức khỏe cho phép, tất nhiên).
Vì vậy, cái kết luận chính của cuộc bầu cữ này – là sự hoàn tất việc bảo lưu thể chế phản động và cố hũ. Từ bây giờ thì thể chế này chỉ có thể sụp đổ cùng với sự sự sụp đổ của chính những cơ sở cấu thành nên nhà nước Nga, cùng với việc phá vỡ tình trạng ổn định thực tế, chứ không phải sự ổn định giả tạo. Nước Nga quay về Liên xô, quay về vĩnh viễn và không còn chuyện đắn đo nữa. LX đã từ trần. Cả LB Nga trong tình trạng hiện nay cũng sẽ phải từ trần. Nhưng không có ai nói cho chúng ta biết: khi nào, như thế nào và trong trường hợp nào, dưới triều Putin hay là sau ông ta, dưới thời Medvedev.
Sự diệt vong của nền độc tài đó là cả một quá trình lâu dài, đau đớn và khó lường trước được. Và chúng ta buộc phải học cách sống chung cạnh với kẻ bệnh hoạn nguy hiểm này.

Chan Vu (chuyển ngữ bài báo của Vitaliy Portnikov trong liga)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề