Barack Obama lần đầu tiên gặp gỡ với Raul Castro

Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ la tinh thường không thu hút được sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ. Nhưng năm nay thì khác vì thời gian này trong sự kiện, sẽ diễn ra tại Panama vào ngày 10-11, Cuba sẽ tham gia .

Theo đài tiếng nói Hoa Kỳ, đại diện của chính quyền Mỹ nói , Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ nhà lãnh đạo Cuba Raul Castro lần đầu tiên kể từ khi những nỗ lực bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba được công bố.

Trước đó hội nghị thượng đỉnh của châu Mỹ la tinh ,được tổ chức tại Cartagena, Colombia, trong năm 2012, đã kết thúc bằng vụ scandal bê bối giữa các nhân viên mật vụ Mỹ và gái mại dâm.

Năm nay Cuba sẽ là trung điểm chú ý. Đoàn từ Havana đến bàn đàm phán lần đầu tiên và Tổng thống Obama đã hoan nghênh. Trong tháng mười hai, ông tuyên bố kết thúc sự cô lập dài trong suốt nửa thế kỷ .

“Chính sách của chúng tôi hướng tới Cuba đang thay đổi tại một thời điểm khi trên lục địa châu Mỹ lãnh đạo được khởi động đổi mới. Vào tháng Tư năm nay, chúng tôi sẵn sàng chào đón Cuba giữa các quốc gia khác của bán cầu tại Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ, “- Obama phát biểu.

Chính do sự ấm lên trong quan hệ với Cuba và Hoa Kỳ hy vọng sẽ lại tăng cường vai trò lãnh đạo của Cuba ở châu Mỹ Latinh, mà trong những năm gần đây đã bị suy yếu, các nhà phân tích nói rằng, vì sự yếu kém kinh tế Hoa Kỳ và phát triển hợp tác của  khu vực với Trung Quốc và các nước khác.

Cô lập nước Cuba cộng sản từ phía Hoa Kỳ trong nhiều năm đã làm cho nhiều quốc gia ở chấu Mỹ la tinh lo lắng . Tại hội nghị thượng đỉnh ở Cartagena các nhà lãnh đạo khu vực đã phàn nàn rằng Washington không cho phép Havana tham gia trong những sự kiện này.

Theo Michael Shifter từ tổ chức Washington “Inter-American Dialogue,” lời mời Cuba tới hội nghị thượng đỉnh – là một cử chỉ rất có ý nghĩa.

“Nó có ý nghĩa tượng trưng rất lớn trong bối cảnh của 50 năm trước, khi đất nước đã bị cô lập và phiền nhiễu từ phía Hoa Kỳ, nơi Cuba bị đối xử không phải như là một nhà nước có chủ quyền. Vì vậy, đối với người châu Mỹ la tinh là rất, và rất quan trọng, “- chuyên gia cho biết.

Nhưng những đối thủ của tái lập quan hệ với Cuba gọi sự có mặt tham gia của nó trong hội nghị thượng đỉnh là một bước trở ngại cho các lý tưởng dân chủ trong khu vực – thậm chí trong cộng đoàn, trong đó nền dân chủ không hoàn hảo tý nào như quốc gia Venezuela.

Frank Kalson từ  “Trung tâm vì một Cuba tự do” ở Washington nhấn mạnh rằng Cuba không tổ chức tiến hành cải cách dân chủ, không giống như Venezuela, không có chính phủ được chọn bầu.

“Có một sự khác biệt giữa dân chủ không hoàn hảo, nơi nhân quyền bị vi phạm, bằng chế độ độc tài toàn trị, nơi có những bộ luật mà thực sự từ chối các quyền lợi của công dân,” – nhà phân tích nhấn mạnh.

Sự tham gia của Cuba trong Hội nghị thượng đỉnh tại Panama sẽ được chủ yếu mang tính biểu tượng. Washington vẫn phân loại Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố. Và trước khi Cuba có thể trở thành một thành viên tham gia đầy đủ, điều này phải thay đổi, một nhà cựu ngoại giao Wayne Smith, người đã từng làm việc tại Đại sứ quán Mỹ, và sau đó là ở ban lợi ích của Mỹ ở Cuba.

“Họ có thể đến hội nghị thượng đỉnh, nhưng nếu trong khuôn khổ của hội nghị thượng đỉnh này, chúng ta sẽ đạt được bất kỳ các hiệp định nào đấy mà các thành viên khác cũng sẽ có, rất khó để nói rằng tình trạng này sẽ đối với Cuba và Hoa Kỳ. Có thể các hiệp định được thỏa thuận mà chúng tôi không thể tham gia cùng vào một thời gian với Cuba, “- Wayne Smith cho biết.

Tổng thống Obama muốn gạch xóa Cuba khỏi danh sách của các quốc gia tài trợ khủng bố, nhưng về điều này chính thức vẫn chưa được công bố.

Theo các chuyên gia, sự hiện diện của Cuba tại bàn đàm phán – đây là một dấu hiệu tốt, mặc dù mang tính biểu tượng, bước trên con đường dài để bình thường hóa hoàn toàn quan hệ.

N.V


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề