Ấn Độ: Từ “hướng đông” đến “hành động ở phía đông”

Dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, những mục tiêu trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ tiếp tục được hoàn thiện trong thế “chủ động tiến công”. New Dehli giờ đây không chỉ đơn thuần ngồi nhìn về phía đông mà đã có những hành động thiết thực để bảo vệ các lợi ích của mình, đồng thời thể hiện một vai trò lớn hơn, xứng đáng hơn với vị thế cường quốc ở khu vực và thế giới.

New Dehli thường đóng vai người quan sát trong các vấn đề, tranh chấp quốc tế, đặc biệt ở những nơi nằm ngoài khu vực “lợi ích cốt lõi” truyền thống của mìnhkhu vực Nam Á và Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi Biển Đông trở thành một vấn đề mang tầm quốc tếvũ đài trung tâm của những tranh cãi và các diễn đàn về an ninh ở khu vực Châu ÁThái Bình Dương, do “sự trỗi dậy” của Trung Quốc và xu hướng hành xử ngày càng cứng rắn, thỉnh thoảng mang tính đe dọa, thách thức tự do hàng hải và luật pháp quốc tế, phớt lờ cảnh báo của các cường quốc bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ của Bắc Kinh.

Mặc dù không phải là bên yêu sách chủ quyền với bất kỳ vùng nước nào trên Biển Đông, nhưng khu vực này đang ngày càng trở nên quan trọng với New Dehli. Đây được coi là cửa ngõ phía đông của Ấn Độ, cũng là thị trường kinh tế trọng tâm trong giai đoạn hiện tại.

Thương mại hàng hải của Ấn Độ chủ yếu tập trung ở 2 hướng: phía đông qua eo biển Malacca và phía tây đến khu vực Trung Đông. Con đường phía đông chắc chắn phải qua các eo biển ở Đông Nam Á, qua quần đảo Trường Sa của Việt Nam và các hải cảng ở Việt Nam, Malaysia, Philippines, Trung Quốc…

Nếu muốn vận chuyển hàng hóa lên khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc…) hay Bắc Mỹ thì lại không thể không đi qua eo biển Bashi (nằm giữa Đài Loan và các đảo phía bắc Philippines). Thống kê cho thấy, gần 55% tổng lượng hàng hóa trung chuyển của Ấn Độ được chuyên chở qua eo biển Malacca để tiếp tục được đưa tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các điểm đến quan trọng khác. Điều này chứng tỏ, các tuyến hàng hải đi qua Biển Đông có vai trò quyết định đến sức mạnh kinh tế của New Dehli.

Ấn Độ: Từ “hướng đông” đến “hành động ở phía đông”
Các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, hoan nghênh chính sách hướng Đông của Ấn Độ.

Bên cạnh đó, ở một phương diện khác ít được nhắc tới, Biển Đông chính là một công cụ gián tiếp để Ấn Độ đạt được lợi ích sâu xa hơnhóa giải kế hoạch mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, kiềm chế Hải quân Trung Quốc ngay tại cửa ngõ. Bắc Kinh đã và đang nỗ lực thông qua kinh tế, chính trị, viện trợ nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình đến một vùng rộng lớn từ Đông Nam Á đến châu Phi, trọng tâm là hình thành nên chuỗi cảng biển và căn cứ hải quân có tiềm năng trở thành các căn cứ quân sự của Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc coi Biển Đông như “lợi ích cốt lõi” của mình thì Ấn Độ Dương cũng là “lợi ích cốt lõi” của New Dehli. Sự quan tâm ngày càng lớn của Ấn Độ ở Biển Đông có thể được coi như là một phản ứng đối với những gì mà New Dehli thấy như là một thách thức đối với quyền tối cao trong khu vực sân nhà của mình.

Lợi ích của New Dehli ở Biển Đông còn thể hiện ở vấn đề an ninh năng lượng một trong những yếu tố quyết định sự quan tâm và can dự ngày càng tăng của Ấn Độ ở khu vực. Bởi hiện tại, tiếng là một trong 2 cực tăng trưởng kinh tế chủ đạo của châu Á nhưng Ấn Độ lại đang rất thiếu năng lượng và phải nhập khẩu tới 80% nhu cầu dầu mỏ từ nước ngoài. Hồi năm 2012, Ấn Độ vẫn nhập khẩu dầu mỏ Iran, bất chấp lệnh trừng phạt gắt gao của Mỹ và phương Tây đối với các nước “dám bắt tay” với Tehranđiều này chứng tỏ nhu cầu bức thiết với dầu mỏ của New Dehli.

Trong khi đó, Biển Đông được coi là một trong 5 bồn trũng dầu khí lớn của thế giới và trong các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng BruneySaba, Sarawark, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Sông Hồng và cửa sông Châu Giang. Báo cáo mới nhất của cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, Biển Đông có trữ lượng tiềm năng dầu khí là 11 tỉ thùng dầu và 190.000 tỉ m3 khí đốt, vượt các dự báo trước đây.

Theo một đánh giá khác chưa được kiểm chứng của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỉ thùng, trong đó tại quần đảo Trường Sa lên tới 105 tỉ thùng. Việt Nammột đối tác truyền thống, hữu nghị lâu năm của Ấn Độ, cũng là một nước khai thác dầu khí có vị thế ở trong khu vực, sở hữu nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí cao là Nam Côn Sơn, Cửu Long và Sông Hồng.

Việc chấp nhận lời đề nghị hợp tác thăm dò dầu khí với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ở Lô 127, 128 và những tuyên bố đanh thép của các lãnh đạo Ấn Độ không chỉ thể hiện New Dehli muốn làm sâu sắc thêm tình hữu nghị với Việt Nam mà còn thể hiện sự hợp tác dầu khí giữa hai nước là điều tự nhiên, hợp pháp mà Trung Quốc dù nhiều lần lên tiếng hăm dọa cũng không thể can thiệp được.

Ngay trước thềm chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi được hỏi liệu mối quan tâm của Trung Quốc về sự hiện diện của Ấn Độ ở Biển Đông có thể gây trở ngại đến hợp tác dầu khí giữa Ấn Độ và Việt Nam hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin cho biết: “Việt Nam đã đề nghị các công ty Ấn Độ tham gia vào một số dự án dầu khí ở Biển Đông, trong khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam. Chúng tôi đang xem xét và nếu xác định được khả năng thương mại của những dự án này, chúng tôi sẵn sàng hợp tác và tiến xa hơn”.

Ông Syed Akbaruddin cũng khẳng định: “Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam không phụ thuộc vào các nước khác. Mối quan hệ giữa chúng tôi là mối quan hệ song phương và chúng tôi tập trung vào những vấn đề song phương”.

Nguồn bài viết: Báo PetroTimes


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề