AIIB và rủi ro uy tín của Mỹ

Những tác động từ việc Ngân hàng cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc thành lập đối với Tổng thống Mỹ tiếp theo là gì?

Ấn Độ, Iran và Israel đã gia nhập AIIB. Các nền kinh tế hàng đầu của Châu Âu như Pháp, Đức, Italia, Thụy Sĩ, và Vương quốc Anh… cũng đã được phê duyệt là thành viên sáng lập. Nga cũng vậy. Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) “đang trên con tàu” đến AIIB. Australia và Hàn Quốc cũng đã chấp thuận ở “phút bù giờ”. Nhật phân bổ 1,5 tỷ USD cho việc trở thành thành viên AIIB, mặc dù vậy, Tokyo vẫn đang đánh giá khung quản AIIB và sẽ có quyết định cuối cùng vào tháng tới. Hiện nay, 57 quốc gia được xác nhận thành viên sáng lập AIIB.

Trong khi đó, Mỹ đứng một mình. Nhiều người chỉ trích quyết định ngồi ngoài AIIB của Nhà Trắng. Những người ủng hộ quan điểm của Washington, chủ yếu là quan chức Nhà Trắng, chê bai AIIB thiếu những tiêu chuẩn quản trị minh bạch để có thể cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), mặc dù cả hai ngân hàng này đều ủng hộ AIIB. Mối quan tâm của Nhà Trắng trong khuôn khổ trách nhiệm môi trường và xã hội, mặc dù hợp lệ, khiến họ bỏ lỡ bức tranh lớn hơn. Câu hỏi đặt ra là tầm quan trọng chiến lược của AIIB cho Tổng thống Mỹ tiếp theo và chiến lược tái cân bằng Châu Á là gì?

Địa chính trị. Một tổng thống Mỹ với tầm nhìn rõ ràng về vai trò lãnh đạo ở Châu Á sẽ nhìn thấy bối cảnh địa chính trị của AIIB. Cùng với “Con đường tơ lụa mới”, “Con đường tơ lụa hàng hải” và Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), AIIB phản ánh về biểu tượng sức mạnh quyền lực mềm và tính toán sức mạnh cứng của Bắc Kinh. Cả hai hoạt động nhằm mục đích củng cố tầm vóc và đòn bẩy phát triển của Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ tái cân bằng Châu Á.

Quyết định của 57 quốc gia tham gia AIIB cho thấy một sự thay đổi kiến tạo hướng đến trật tự kinh tế thế giới mới đang được tiến hành. Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới về cân bằng sức mua và cuối cùng sẽ thu hẹp khoảng cách GDP với Mỹ, theo dữ liệu của Sở Nông nghiệp Mỹ. Do đó, chính quyền Tổng thống Obama và Tổng thống tiếp theo cần xác định làm thế nào để Mỹ có thể hình thành hệ thống kinh tế toàn cầu với trọng tâm Châu Á.

Cách quản lý. Chính quyền Mỹ tiếp theo sẽ thấy rằng, tái cân bằng Châu Á có thể được nâng cao nếu AIIB nuôi dưỡng nền văn hóa quản trị minh bạch và có trách nhiệm trên toàn Châu Á. Các bằng chứng thực tế về tính hiệu quả của AIIB đối với Trung Quốc là nhằm đảm bảo rằng, mức độ tiêu chuẩn quản trị AIIB là tương xứng với WB, ADB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Bất chấp chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” đang diễn ra của Chủ tịch Tập Cận Bình, vấn nạn tham nhũng tiếp tục làm hỏng hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Với việc thành lập các AIIB, chính quyền Bắc Kinh cần phải chứng minh trách nhiệm đáng tin cậy trong việc giữ gìn các quy tắc và chuẩn mực quốc tế.

Tiền tệ. Một chức năng chính của AIIB là sẽ tạo điều kiện quốc tế hóa đồng tiền của Trung Quốc – đồng NDT. Trong khi chính quyền Mỹ tiếp theo có thể hiểu được tác động của đồng NDT trên thị trường vốn toàn cầu, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc quản lý trong nước.

CA TP Đà Nẵng


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề