Ai sẽ đầu hàng khi giá dầu tụt giảm?

Có câu ngạn ngữ “Ngừng chiến đấu với đối thủ có nghĩa họ đã thắng”.

Tôi không chắc chắn những công ty dầu đang chiến đấu là ai, cho dù đó là thương  nhân dầu mỏ, OPEC, Nga, hay một số lực lượng  vô hình trên thị trường, nhưng họ đang lâm vào tình trạng một mất một còn. Tại nước Mỹ  dầu thô West Texas Intermediate, giảm xuống dưới $ 50 cho mỗi thùng vào ngày thứ Hai, trong khi theo chuẩn toàn cầu giá dầu Brent giao tháng 2/2015 trên sàn ICE Futures Europe London giảm 19 cent (-0,4%) xuống 50,96 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 4/2009. Giá dầu Brent đã giảm 8 trong 10 phiên giao dịch vừa qua.

Ai sẽ là người ngừng khai thác? OPEC không cắt giảm sản lượng, Mỹ dự kiến sẽ tăng sản lượng trong năm 2015 và Nga có rất ít lựa chọn buộc phải bán dầu thô với bất cứ giá nào để kiếm tiền. Tuy nhiên sự khốc liệt của thị trường buộc phải có kẻ nào đó đầu hàng khi giá dầu tiếp tục trượt.

Ai sẽ là người đầu tiên “nhấp nhổm”?

Tùy thuộc vào người bạn hỏi, thị trường dầu đang dư thừa 1 triệu đến 2 triệu thùng dầu mỗi ngày. Điều đó tạo ra một vấn đề lớn gây sức ép lên giá dầu cộng với thị trường không co giãn có nghĩa không thay đổi nhiều ngay cả khi giá dầu thay đổi đáng kể. Chúng ta liên hệ về bản thân khi sử dụng xăng dầu của mình. Nếu giá giảm thêm 50% bạn sẽ lái thêm được bao nhiêu km? Có lẽ là không nhiều.

Thị trường không co giãn sẽ không gây biến động về giá, chỉ có hai yếu tố có thể tác động đến giá đó là thiếu hoặc dư nguồn cung.

Với thị trường hiện nay dư cung khoảng 1% -2%, đã tác động mạnh  làm  giá giảm nhanh chóng. Cách duy nhất để khắc phục vấn đề này là điều chỉnh nguồn cung phù hợp với nhu cầu tiêu thụ và đó là cắt giảm sản lượng.

Thông thường việc điều chỉnh sản lượng dầu  là vai trò của OPEC, nhưng biện pháp này trong vài thập kỷ qua họ đã thực hiện và phải trả giá đó là thị phần toàn cầu của OPEC đã giảm từ 50% trong năm 1980 xuống còn khoảng 33% hiện nay. Họ đã lao đao vì mất thị phần hiện nay và chỉ sản xuất 30 triệu thùng một ngày tất nhiên họ sẽ phải tiếp tục bảo vệ 33% thị phần như hiện nay. Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Ali Al-Naimi từng tuyên bố thậm chí tổ chức này sẽ không hề ảnh hưởng kể cả giá có trượt xuống 20 USD một thùng.

Hoa Kỳ sẽ không giúp cho giá dầu tăng lên. Theo các thông tin từ cơ quan  năng lượng Mỹ, năm 2015 các nhà sản xuất dầu của Mỹ sẽ bổ sung thêm 720.000 thùng mỗi ngày, làm trầm trọng thêm tình trạng thừa cung. Continental Resources (NYSE: CLR) và Linn Energy (NASDAQ: LINE) chỉ là hai trong số các công ty đã cắt giảm chi tiêu đầu tư vào các giếng mới vào năm 2015, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ hạn chế sản xuất. Chi phí cho một giếng dầu phần đắt nhất là mũi khoan đầu tiên (bao gồm thăm dò địa chất, lên kế hoạch, đầu tư cho thiết bị…). Khi đã xong chi phí cho các giàn khoan lớn và sản xuất sẽ thấp hơn rất nhiều so với giá 50 USD một thùng điều này dẫn đến họ sẽ tiếp tục sản xuất.

Nga là nhà khai thác dầu lớn trên thế giới họ đạt kỷ lục khai thác thời hậu Xô viết là 10,667 triệu thùng mỗi ngày. Nga không hề cắt giảm sản lượng như đã đề nghị với OPEC… họ đang tăng sản lượng.

Người nào sẽ bị tổn thương nhất?

Nếu không có nước nào cắt giảm sản xuất giá dầu trên toàn thế giới tiếp tục tụt giảm. Nga sẽ mất nhiều hơn 140 tỷ USD trong năm 2015 nếu mức giá thấp. EIA dự đoán OPEC sẽ mất 257 tỷ USD nếu giá dầu giảm xuống dưới 50 USD một thùng.

Trên thị trường chứng khoán các công ty Continental Resources và Linn Energy trong đó huy động vốn vay để mở rộng khai thác sẽ gặp rắc rối nhất.  Continental có 5,8 tỉ USD nợ trên bảng cân đối và Linn có một khoản nợ lớn $ 11,8 tỷ USD. Cả hai đều chi tiêu ít vào chi phí vốn trong năm nay, nhưng nhược điểm của việc sử dụng nguồn tín dụng vay nợ để mở rộng khai thác là nếu thị trường tín dụng đóng băng do giá dầu thấp hoặc một số tình huống khác, các công ty có thể phải đối mặt với vấn đề thanh khoản, buộc phải bán cổ phần thậm chí phá sản.

Cách duy nhất  muốn hoạt động trong thị trường dầu mỏ hiện nay là hãy giống  các nhà cung cấp dịch vụ như Seadrill, Halliburton, Core Laboratories, hoặc Schlumberger, đó là điều cần thiết vì họ vẫn được yêu cầu kể cả khi dầu đã được chiết  xuất. Họ sẽ tìm được việc làm dù Nga, Saudi Arabia, hay Mỹ đang khoan dầu hay không.

Bạn đang là nhà thám hiểm và mạo hiểm nếu bạn đặt cược vào hai thực thể OPEC và Nga sẽ cắt giảm sản lượng. Họ đã không làm như vậy, tôi không sẵn sàng đặt cược cho việc họ sẽ “đầu hàng” trong trận chiến này. Người mua hãy cẩn thận khi đầu tư cổ phiếu năng lượng hiện nay.

Thanh Trúc


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề