Chủ tịch Tập Cận Bình muốn Quân đội Trung Quốc phải thật mạnh

Tờ AFP hôm nay đưa tin Trung Quốc đã công bố những thay đổi trong cơ cấu quân sự của nước này khi  bổ sung thêm ba đơn vị mới. Sự thay đổi này được Chủ tịch Tập Cận Bình mô tả là “một quyết sách lớn để thực hiện giấc mơ Trung Hoa bằng một quân đội có sức mạnh vượt trội”.

Sự ra đời của các đơn vị mới ngay sau khi Bắc Kinh thông báo họ đang đóng một tàu sân bay thứ hai. Nó sẽ đóng vai trò quan trọng cho chiến lược của Trung quốc trong việc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên quyết sách này gây sự lo ngại cho các nước láng giềng và Hoa Kỳ.

Vào tháng 10 năm ngoái Bắc Kinh cho biết sẽ thay đổi sâu rộng sau nghị quyết của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nhằm tăng cường kiểm soát Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Cuộc cải cách mới nhất sẽ được công bố vào cuối ngày hôm nay và sẽ công bố một đơn vị quân đội mới được thành lập. Nhiệm vụ của đơn vị này là giám sát kho vũ khí tên lửa chiến lược của Trung Quốc.

Ngoài lực lượng tên lửa chiến lược, PLA cũng công bố một văn văn phòng chỉ huy trên bộ để hỗ trợ cho quân chiến đấu.

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng là người chỉ huy tối cao của quân đội trước đó đã công bố cắt giảm 300 ngàn quân (hiện nay quân đội Trung Quốc có quân số khoảng 2 triệu người). Hôm qua Quân ủy Trung ương Trung Quốc cũng ban hành đường lối chỉ đạo về tầm nhìn xây dựng quân đội hiện đại trước năm 2020. Theo đường lối này Quân đội sẽ cắt giảm quân số và nâng cao chất lượng chiến đấu. Đồng thời Quân đội Trung Quốc cũng mở rộng năng lực Hải quân khi đóng tàu sân bay thứ hai.

Hoàn cầu Thời báo, tờ bảo nổi tiếng bảo vệ lập trường dân tộc chủ nghĩa viết rằng trong điều kiện mới Trung Quốc cần một quân đội mạnh mẽ và nêu Hoa Kỳ là một trong những lý do.

“Nếu Trung Quốc thua xa Mỹ về sức mạnh quân sự, nó sẽ ảnh hưởng đến vị thế quốc tế của mình và thái độ của các nước khác đối với Trung Quốc,” bài xã luận đăng trên trang web của tờ báo này viết.

“Với một quân đội mạnh, Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế về chính trị, có sức ảnh hưởng và sức thuyết phục lớn hơn”.

Lực lượng của Bắc Kinh đã tham gia vào các cuộc đối đầu căng thẳng với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Philippines trong việc tranh chấp lãnh hải ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Hiện các tranh chấp này dấy lên lo ngại có thể biến thành cuộc đụng độ vũ trang giữa các nước.

Đơn vị Tên lửa chiến lược mới của PLA được giao nhiệm vụ duy trì vũ khí thường và vũ khí hạt nhân nhằm ngăn chặn hay tấn công khi cần thiết, ông Tập nói trong buổi lễ ra đời của ba tổ chức mới.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phủ nhận bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách vũ khí hạt nhân của nước này.

“Chính sách và chiến lược hạt nhân của Trung Quốc hoàn toàn phù hợp và không có sự thay đổi nào,” phát ngôn viên Yang Yujun cho biết trên trang web của Bộ. Các đơn vị mới sẽ tiếp quản Lực lượng pháo binh thứ hai, ông nói thêm.

Trong cuộc diễu binh vào tháng 9 Trung quốc đã phô trương xe chở tên lửa đạn đạo chống hạm tầm trung DF-21D được cho là có thể tấn công chính xác các mục tiêu chuyển động.

Theo một nhà phân tích Trung Quốc cho rằng đây là những động thái mới nhất để hiện đại hóa quân đội.

“Trong một thời gian dài, Trung Quốc không có lợi thế ở nước ngoài, các lực lượng hải quân, không quân và các đơn vị tên lửa dẫn đường tương đối yếu so với quân đội các nước,” Ni Lexiong giáo sư tại Đại học Thượng Hải Khoa học Chính trị và pháp Luật, nói với AFP.

“Để bắt kịp các cường quốc châu Âu và Mỹ… Trung Quốc phải nâng cao trình độ, hiện đại hóa và sức mạnh chiến đấu của quân đội.”

Đức Dũng

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề