2014: Năm nhiều bất ngờ và hồ nghi

Năm tháng cũng giống như cảnh tượng nơi phố thị: Đoàn người cứ đi lại mải miết trên đường không để lại ấn tượng thực sự. Chỉ ít dấu vết khắc ghi vào ý thức và vào lịch sử. 2014 cũng là một năm như vậy.

Biên tập viên John Simpson thuộc chuyên mục Các vấn đề Thế giới của BBC đã “ví von” như vậy, khi tiến hành tổng kết năm 2014. Trong bài viết đăng ngày 23/12, ông nêu ra một số sự kiện nổi bật của thế giới 12 tháng qua:
Vào đêm ngày 21/2, các cuộc đụng độ bạo lực ở thủ đô Kiev giữa người biểu tình thân Nga ủng hộ Tổng thống Viktor Yanukovych, với phe muốn Ukraina gia nhập EU và NATO đã lên tới cực điểm.

4

Một năm trôi qua, Ukraina vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng. (Ảnh: EPA)

Người biểu tình tập trung ở Quảng trường Trung tâm Kiev (Maidan), dọa sẽ cầm vũ khí chống lại chính phủ. Cảnh sát chống bạo loạn rút đi, và Tổng thống Yanukovych bỏ chạy sang Nga.

Một cuộc đảo chính hay cách mạng nhân dân? Người Nga, người châu Âu và người Mỹ tất nhiên không tán đồng.

Ngay sau đó, bán đảo Crưm bị phong tỏa bởi những người lính tự xưng là tình nguyện viên địa phương. Vùng tự trị này đã bỏ phiếu theo Liên bang Nga.

Miền đông Ukraina bắt đầu hứng chịu nội chiến, trong khi các lực lượng Nga bị cáo buộc tham gia dưới nhiều vỏ bọc khác nhau.

Một máy bay của hãng Malaysia Airlines từ Amsterdam tới Kuala Lumpur bị rơi do trúng tên lửa, khi bay qua không phận Ukraina. Toàn bộ 298 người trên khoang tử nạn.

Năm của những sự kiện chưa từng có tiền lệ

Những điều như vậy chưa từng xảy ra ở châu Âu. Mỹ, EU và nhiều nước cùng các tổ chức quốc tế bắt đầu cấm vận Nga để trừng phạt.

Tuy chịu thiệt hại kinh tế ngày càng lớn, Nga vẫn tỏ ra cứng rắn khi đối mặt với phương Tây. Đây giống như sự khởi đầu của một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ 2, dù chừng mực và ít nguy hiểm hơn.

Nhưng năm 2014 vẫn còn một cú sốc nữa trong “kho hàng”.

Vào ngày 9-10/6, một đoàn xe chở 1.300 chiến binh Hồi giáo cực đoan được đào tạo bài bản tiến vào Mosul và chóng vánh chiếm trọn một trong những thành phố lớn nhất của Iraq này.

Thế giới bất ngờ biết đến lá cờ đen của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Một lực lượng lớn phiến quân tràn ra nhiều vùng ở Iraq và Syria, có nguy cơ lan ra các khu vực còn lại của thế giới Hồi giáo.

Quân đội Iraq, đặc biệt là các sĩ quan, chỉ biết chạy tháo thân. Ngày hôm sau, cờ đen IS tiếp tục tung bay ở thành phố Tikrit. Lực lượng này còn định đánh chiếm cả Baghdad.

Nhưng thủ đô Iraq vẫn đứng vững. IS bắt đầu xuất hiện trên trang nhất các hãng thông tấn lớn, gắn liền với các vụ hành quyết ghê rợn nhằm vào tù nhân và con tin. Hình ảnh video chúng tung lên mạng được thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp.

Nhưng chính IS đã khiến các đối thủ của tổ chức này liên kết với nhau. Chính phủ mang nặng tính giáo phái của Iraq thay đổi. Một liên minh “nói ít làm nhiều” gồm một số quốc gia phương Tây, người Kurd Iraq và Iran cùng tham gia với Syria để tiêu diệt IS.

5

IS chiếm giữ thành phố Mosul của Iraq. (Ảnh: BBC)

Giờ đây, không ai nghĩ cờ đen IS sẽ tung bay khắp khu vực nữa, nhưng lực lượng khủng bố này vẫn đang gây ảnh hưởng và thu hút những phần tử cực đoan khắp thế giới, từ Pakistan tới Libya, và ở Nigeria, phong trào Boko Haram dường như đang “sao chép” các đặc tính tồi tệ nhất của IS.

Có lúc, năm 2014 tạo cảm giác như thể toàn thế giới không trụ nổi trước một thảm họa nữa: Ebola.

Thực tế, Ebola không được để ý tới trước đó, bởi vì các nguồn lực y tế của thế giới quá mạnh, và một phần vì bản thân dịch bệnh chưa bao giờ lây lan nhanh đến như thế.

Vì vậy mà Ebola đã khiến nhiều người khiếp hãi, và như thường lệ trong những hoàn cảnh tương tự, chính phủ và cá nhân ở các nước thường không hành xử một cách sáng suốt.

Năm của những bước ngoặt

2014 là một năm của những bước ngoặt. Anh và Mỹ, đã rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, lại chứng kiến binh lính của mình trở lại hai nước này để “chống lưng” cho các lực lượng địa phương.

Tâm lý li khai tăng cao ở châu Âu, dù ở Scotland hay Tây Ban Nha, hoặc biểu lộ không ưa của ngay cả chính Liên minh châu Âu.

Ở Hong Kong, một khát vọng muốn duy trì một nhân dạng riêng biệt đã khiến Bắc Kinh hành xử cứng rắn hơn.

6

Vụ bắt cóc con tin ở Sydney gây chấn động dư luận thế giới. (Ảnh: AP)

Khi năm 2014 sắp khép lại, một số các vấn đề thế giới chủ đạo dường như được phản ảnh trên đường phố. Các nhân vật “loạn trí” từ Sydney cho tới Dijon và Tours đã tấn công dân thường nhân danh đạo Hồi. Những vụ tấn công phân biệt sắc tộc nhằm vào người Hồi giáo tăng cao.

Ở Anh, cảnh sát và các chính trị gia cùng lo ngại rằng, tấn công khủng bố là không thể tránh được. Còn ở Mỹ, niềm tin vào lực lượng thi hành luật bị lung lay sau cái chết của một số người da màu bởi tay của các sĩ quan cảnh sát.

Báo TIME gọi năm 2014 là năm của “tự sướng”. Nhưng theo biên tập viên John Simpson, có vẻ như đây là năm của lo lắng và bất ổn. Cú “tự sướng” thực sự của năm 2014 là “tự hồ nghi”.

Nguồn: VietNamnet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Có 2 phản hồi cho bài viết “2014: Năm nhiều bất ngờ và hồ nghi”:

  1. Có phải phóng viên này không?:

    Phóng viên BBC đã hỏi Tổng thống Nga trong cuộc họp báo :

    “Thưa ngài tổng thống, tôi là John Simpson, BBC.
    Các nước phương tây hầu hết đều có cùng một quan điểm rằng cuộc chiến tranh lạnh đã quay trở lại và họ cho rằng chính ngài là nhân tố chính tạo ra cuộc chiến này vì tất cả được tạo nên bởi quyết định của chính bản thân ngài. Gần như hàng ngày máy bay của Nga có những cuộc tập trận rất nguy hiểm và bay về hướng không phận của phương tây. Tất cả những điều đó đều xảy ra theo lệnh của ngài vì ngài chính là vị tổng tư lệnh của Nga. Cũng chính vì ngài ra lệnh nên quân đội Nga mới tiến vào một đất nước có chủ quyền đầu tiên là chiếm Krim sau đó là đông Ukraina.
    Bây giờ ngài gặp phải vấn đề khó khăn với đồng tiền của Nga và chắc chắn ngài sẽ phải cần tới sự hỗ trợ và cảm thông từ bên ngoài bao gồm cả từ phương tây.
    Tôi có thể hỏi ngài và nhân đây ngài cũng có cơ hội gửi tới người dân phương tây một thông điệp rằng ngài không có bất cứ mối quan tâm nào tới việc tạo ra một cuộc chiến tranh lạnh mới và ngài sẽ làm tất cả để ổn định tình hình tại Ukraina.”

    Tổng thống Nga V. Putin đã trả lời:

    Tôi nói cho ông biết, từ những năm 90, chúng tôi đã dừng tất cả – tất cả – những chuyến bay tuần tra của máy bay ném bom chiến thuật, nhưng người Mỹ vẫn tiến hành bay, kể cả máy bay chiến thuật mang bom hạt nhân của họ vẫn lượn lờ trên đầu chúng tôi, tại sao? Họ bay để chống lại ai? Chúng tôi đã dừng hoàn toàn còn họ thì tiếp tục bay, chúng tôi không bay và họ vẫn tiếp tục. Từ 2 – 3 năm nay chúng tôi quyết định bay trở lại, vậy mà lại nói là chúng tôi khiêu khích ? Hơn 10 năm chúng tôi không hề bay còn họ thì vẫn mang bom lượn lờ trên đầu chúng tôi.

    Ông có thấy suy nghĩ của mình là bình thường không?

    Quân đội Mỹ có mặt ở châu Âu đề làm gì? Tên lửa của họ đặt ở đó để chống ai? Nước Nga đẩy ranh giới quân sự của mình về phía NATO hay ngược lại? Nước Nga đóng quân bao vây NATO ư?

    Ông có thấy suy nghĩ của mình là bình thường ko?

    Chúng tôi chi 50 tỷ $ cho quân sự, còn người Mỹ chi gấp hơn 10 lần (570 tỷ $), họ đóng quân khắp thế giới, đóng cả ở biên giới với nước Nga, vậy mà chúng tôi lại là kẻ khiêu khích?

    Suy nghĩ của ông có bình thường không vậy?

    Và thế là BBC đã không dám đăng câu hỏi và đoạn hội thoại này…

  2. cau tl qua y nghia va chinh xac khien bbc cam mom

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề